Chất xám sinh viên đang bị nội thương!

Kì lạ ghê! Mới bữa đầu đi học mà mình đã có chuyện để nói rồi.
Sáng nay đi học mình mới chợt nhận ra 1 điều: học sinh, sinh viên VN mình rồi sẽ giống nhau hết, chỉ khác là có người giỏi kẻ dở (theo nhận xét của giáo viên) vì chăm hay lười học thôi.
Cách đây cũng lâu mình có nói chuyện với 1 bạn sinh viên. Tôi hỏi bạn có tham gia hoạt động Đoàn, Hội hay gì gì ở ngoài không. Câu trả lời quá bất ngờ: “Không, mình chỉ là sinh viên bình thường thôi!”.
SINH VIÊN BÌNH THƯỜNG?!?!
Sinh viên bình thường là thế. Vậy sinh viên bất thường là thế nào? Là những sinh viên hay tham gia Đoàn, Hội hay các hoạt động ngoại khóa sao?
Nếu vậy thì hiện nay, lượng sinh viên bình thường và bất thường, số lượng nào chiếm đông đảo hơn? – Chắc chắn là “bình thường”.
Sinh viên bình thường trong trường hợp này là những sinh viên coi việc đi học như một nghĩa vụ. Họ có thể có điểm thấp/cao tùy sự siêng năng nhưng nhìn chung đây là những con người thụ động.
Có một điều mà tôi muốn thú thật luôn là: 2 năm học qua, tôi không học được gì từ trường đại học, không phải là dạy không hay hay là vì một lý do nào đó, mà là bởi vì tôi không học, tôi thuộc tuýp “bất thường”.
Vậy 2 nhóm sinh viên này có gì khác nhau?
Trước tiên hãy nói về giống nhau. Sáng nay, giảng viên có đưa ra những câu hỏi thuộc kiến thức đã học. Nhưng nhìn chung, những thành viên trong lớp, dù có giỏi (nói về điểm) hay không vẫn không thể trả lời trọn vẹn những câu hỏi đó. Vậy là chúng tôi giống nhau về việc cùng không hiểu bài (hay nói trắng ra là một người không học gì với một người đã học rất giỏi trong trường hợp này có mức độ hiểu biết là ngang nhau).
Tuy có sự giống nhau đó, nhưng về căn bản, tôi, và họ (hay SV bất thường và bình thường) vẫn có sự khác nhau. Mà sự khác biệt sâu sắc nhất, quyết định nhất chính là tư duy.
Thử nhìn xa một chút trong tương lai, công việc của 2 nhóm SV này thế nào:
Sinh viên bình thường
  • Nghề nghiệp: Học gì làm đó
  • Mức lương: Cao/thấp tùy loại bằng trung bình/khá/giỏi
  • Mức độ “Yêu nghề”: Không mấy mặn mà với công việc, đơn giản chỉ là để kiếm tiền
 Sinh viên bất thường
  • Nghề nghiệp: Nhiều nghề vì biết cách vận dụng những gì đã học vào từng nghề
  • Mức lương: Thông thường sẽ tương đối hoặc cao vì có được sự năng động cần thiết
  • Mức độ “Yêu nghề”: Làm việc vui vẻ, năng suất cao vì chọn đúng ngành nghề mình yêu thích để làm
Chính tư duy khác biệt đã làm cho cuộc sống của 2 loại sinh viên cũng khác biệt: sinh viên bình thường thì có cuộc sống bình thường, còn sinh viên bất thường thì có cuộc sống “phi thường”.
Nhưng, đâu là nguyên do của sự phân loại sinh viên này.
Điều này có nhiều lý do:
  1. Trước khi vào đại học, ta thường được nghe nói là làm sinh viên rất thích, muốn học hay không tùy mình, không sợ điểm danh, chỉ cần qua môn là được,…. Vì thế khi các bạn trở thành sinh viên thì những điều này sẽ dần trở thành hiện thực đối với bạn.
  2. Sự áp đặt của cha mẹ đối với tương lai con cái mà không thấy được ước mơ thật sự của con mình, khiến cho các bạn bị áp lực danh dự cha mẹ đè nặng, và bạn chỉ có cách là cắm đầu vào học.
  3. Các bạn không có được sự dẫn dắt cho ước mơ của mình, làm cho việc chọn ngành học theo cảm tính, theo “thị trường”. Nhưng khi tìm ra được ước mơ thì đã quyết định sai, trong trường hợp này các bạn thường “phóng lao đành theo lao”.
  4. Các bạn có ước mơ, có hoài bão nhưng môi trường giáo dục đã làm bạn bị hòa tan, làm quên đi chính bản thân mình, và một phần bởi áp lực quyền giảng viên đã buộc bạn phải học theo giảng viên – một các mù quáng!
Đối với nước ta hiện nay, quyền hạn của giáo viên nói chung còn quá lớn, trong khi quyền lợi học sinh còn ít, và học sinh thường không có khuynh hướng kiện cáo nên áp lực quyền giáo viên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến học sinh.
Giảng viên đôi khi cũng rất bảo thủ. Họ giống như một ly nước đầy không chịu đổ bớt đi, nên khi chúng ta rót nước vào thì nước sẽ tràn ra, ly không thể chứa thêm nước nữa. Họ không lắng nghe chúng ta, mà chỉ là nghe – rồi để đó. Bởi vậy đôi khi có những thông tin không chính xác được đưa ra từ các giảng viên mà chúng ta mù quáng nghe theo sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
Bởi vì giảng viên thông thường cũng xuất phát từ những “sinh viên bình thường” có học lực giỏi nên họ cũng có những đức tính như một sinh viên bình thường. Giảng viên sẽ giảng cho khoảng 50 – 200 người một lúc mà không biết rằng mỗi người có một cách tiếp thu khác nhau, nên giảng theo kiểu “não trái” cho một người “não phải” sẽ không có được hiệu quả cao, nhiều khi còn nhận được sự phản đối. Họ đã vô tình sản xuất ra một đội quân gồm những người giống nhau và giống họ.
Hơn nữa, giảng viên đã không giới thiệu về ứng dụng vào nghề nghiệp cũng như cuộc sống của những các môn học, mà đơn giản họ chỉ nói học môn này để bổ sung cho môn kia, cần thiết cho môn nọ, và là nền tảng cho một môn khác nữa,… blah..blah… Sự giải thích vòng vo này càng làm cho sinh viên cuốn vào vòng xoáy “học ngu mặt” mà thôi.
P/s: Phải.
Giáo dục nước mình đang sản xuất ra những con gà công nghiệp như vậy đấy.
Chất xám của nước nhà đang bị nội thương lẫn ngoại thương rồi!!!


Theo FB Hún Liều
S Communications
www.uehenter.com