Nhìn lại chặng đường 22 năm, khi doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Thì cho đến nay, ngành lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước phát triển rất chậm. Tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt khoảng 20%. Khiến cho lượng cung không đủ cầu. Bên cạnh đó, chất lượng ô tô sản xuất trong nước thấp, kiểu dáng không đẹp mắt. Mà giá thành cũng không hề rẻ chút nào.
Trong khi đó, ô tô ngoại nhập có giá thành rẻ hơn, chất lượng cao hơn, phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng.
Vậy nên để đảm bảo sự phát triển cho sản xuất ô tô trong nước nhà nước phải ban hành chính sách thuế bảo hộ rất cao. Cụ thể là: Thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc 78% – 82%, thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 60%, thuế giá trị gia tăng 10%. Với một chiếc xe ở nước ngoài có giá $35.000 khi về Việt Nam (cộng tổng các khoản thuế phải nộp) thì xe sẽ có giá khoảng $110.390 (Giá tăng gấp hơn 3 lần – chưa kể khi đăng kí xe phải nộp lệ phí trước bạ và các phí vận chuyển khác).
Nói đến đây, ta mới đặt câu hỏi là nhà nước bảo hộ những nhà sản xuất ô tô để làm gì? Tại sao không cắt bỏ các loại thuế để người dân được thoải mái tiêu dùng ô tô ngoại?
Sau đây là 4 nguyên nhân chính mà các chuyên gia kinh tế đưa ra:
Thứ nhất, một khi ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển mạnh thì sẽ giúp cải thiện được tình trạng nhập siêu, cân bằng cán cân thương mại.
Thứ hai, ngành sản xuất ô tô giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp, giúp phát triển các ngành phụ trợ như sản xuất cao su, xăm lốp, ốc vít…
Thứ ba, do cơ sở hạ tầng về giao thông ở nước ta chưa hoàn thiện, đường xá nhỏ hẹp, thường xảy ra ùn tắc kẹt xe nên chưa thích hợp cho ô tô di chuyển.
Thứ tư, sau khi gia nhập WTO và kí cam kết thuế quan trong khuôn khổ mậu dịch các nước (CEPT/AFTA, ACFTA, AKFTA), theo lộ trình đến năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô sẽ về mức 0%. Qua đó, nếu như trong thời gian còn được bảo hộ, các doanh nghiệp sản xuất xe sẽ tự mình vận động, phát triển để mang lại lợi ích cho phần nhiều cho xã hội. Còn nếu không thể phát triển được thì phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt đến từ ô tô ngoại để tồn tại trong tương lai.
Đối mặt với việc tương lai sẽ khó khăn, nên trong năm 2002 các nhà sản xuất ô tô Việt Nam chính thức liên kết lại thành Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Ô Tô Việt Nam (gọi tắt là VAMA). Một mặt hiệp hội tăng cường trao đổi, chuyển giao công nghệ. Mặt khác, kiềm chế giá thị trường ở mức cao, tránh sự cạnh tranh không cần thiết trong nước, tập trung chuyên môn sản xuất. Bên cạnh đó, họ là những gián điệp đắc lực nhằm theo dõi động thái từ phía các nhà nhập khẩu và báo lại cho nhà nước (ngăn chặn các hành vi trốn thuế, buôn lậu xe,…). Tuy nhiên, sự liên kết này có mục đích chính là tạo ra sức ép lên Nhà nước, buộc Nhà nuớc phải dãn rộng lộ trình. Ép giá kiếm lời. Đối chọi lại dư luận.
Theo tôi, với cách tính toán của các nhà sản xuất, thì trong tương lai không xa, ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam sẽ bị xóa sổ hoàn toàn.
Minh Vương
S Communications
www.uehenter.com