Hành trình rước đuốc Olympic sẽ kéo dài 70 ngày vòng quanh nước Anh trước đại hội thể thao Olympic 2012 tại Luân Đôn. Vậy thế nào là rước đuốc và nó có ý nghĩa gì?
Từ ngày 19/5/2012, hành trình rước đuốc sẽ bắt đầu tại Anh trước sự kiện 70 ngày với 8000 người cầm đuốc.
Những người tổ chức cho rằng 95% người dân sẽ có mặt trong vòng 1 giờ của hành trình. Cuộc hành trình sẽ kết thúc vào 27 tháng 7 với việc thắp sáng vạc dầu trong buổi khai mạc tại đấu trường Olympic, Stratford. Locog (hội đồng tổ chức sự kiện Olympic tại Luân đôn) hy vọng cảm xúc của Phillip Barker sẽ lan truyền cho tất cả mọi người.
Nhưng tại sao Olympic Games lại tôn sùng một ngọn lửa bình thường?
Một số quan điểm cho rằng rước đuốc là sự lặp lại trong thế giới hiện đại truyền thống của hy lạp cổ đại. Thật ra, đây là hiện tượng mà chỉ có Olympics hiện đại mới có, bắt đầu từ Thể Thao Mùa Hè (1936) tại Berlin, và tại Thể Thao Mùa Đông tại Oslo (1952). Tuy nhiên, ý tưởng bắt nguồn từ thần thoại hy lạp, quan niệm từ khoảng thế kỉ thứ 5, thứ 6 trước công nguyên.
Hình ảnh mang tính chất minh họa (Nguồn: london2012.com)
Câu chuyện về Prometheus: anh ta là một Titan (những vị thần khổng lồ cai trị Trái Đất vào những thời kì đầu) và là “bạn của loài người”; người đã đánh cắp ngọn lửa, một nguyên tố thần thánh, và che đậy bên trong narthex stalk (một loại cây thì là khổng lồ) của Zeus và đưa nó cho con người. Hy Lạp cổ đại có Lampadedromia – cuộc đua truyền đuốc – nơi đội thắng sẽ thắp lên ngọn lửa linh thiêng, có lẽ là một phần để tôn thờ Prometheus, và sự thách thức thần linh của anh ấy để truyền tri thức cho con người. Rước đuốc hiện đại gần với sự bắt lửa từ Vestal Virgins (những trinh nữ thần thánh có nhiệm vụ duy trì ngọn lửa thiêng của nữ thần Vestal) của nền văn minh La Mã.
Nó còn gợi lên tinh thần của “sacred truce” (truce, tiếng Hi Lạp là ekecheiria, có nghĩa là “nắm lấy bàn tay”, một phong tục hòa bình được tuyên bố trước và trong kì Olympics cổ đại, nghĩa là ngừng tất cả mọi cuộc chiến, cấm quân đội vào thành phố và cấm hình phạt hành hình vào thời gian này) và “sacred truce” được tuyên truyền bởi những người chạy việt dã quanh thành phố. Như học giả nghiên cứu Hy Lạp cổ đại của Đh Oxford Cressida Ryan từng nói: “Nó là một hỗn hợp của những thần thoại”.
Ngọn lửa Olympics được đốt đầu tiên ở Amsterdam 1928, nhưng phải đến 1936 thì hành trình rước đuốc mới hình thành, dưới chế độ Đức Quốc Xã và người tổ chức sự kiện thể thao Carl Diem. Ngọn lửa được thắp từ đỉnh Olympia, sử dụng nguồn sáng mặt trời và một gương cầu lõm, rồi được đưa tới sân vận động Berlin (Đức) bới những người chạy việt dã qua Bulgaria, Yugoslavia, Hungary, Áo và cộng hòa Czech – những đất nước mà sau này rơi vào sự thống trị của Đức Quốc Xã.
Ngọn lửa là biểu tượng của chế độ Hitler, và ánh sáng từ những ngọn đuốc là điểm đặc biệt. Bộ phận lãnh đạo nhắm vào việc kết nối với nền văn minh cổ đại. Như Ryan giải thích: “Họ muốn có một cây cầu tượng trưng giữa Hi Lạp cổ đại và Đức ngày nay. Và ánh sáng là biểu tượng của sự thuần khiết – một ánh sáng trắng rực của Hi Lạp cổ đã đi vào thần thoại về Aryan (Aryan là người da trắng, tóc vàng, mắt xanh; Hitler từng tuyên bố rằng dân tộc Đức là dân tộc thuần khiết và là người Aryan thực thụ khác với tộc khác, đặc biệt là tộc Do Thái).
Sau thế chiến II, kì Olympic tại Luân Đôn 1948, những người tổ chức đã nắm lấy ý tưởng về hành trình rước đuốc. Mặc dù vào thời gian thiếu thốn, ngọn đuốc vẫn được đón nhận bởi những đám đông dọc đường. Từ đó, ngọn đuốc đã được ưa chuộc, và cứ mỗi bốn năm, sau này là hai năm (Olympic được chia làm 2 kì Olympic mùa hè và Olympic mùa đông, mỗi kì cách nhau hai năm như Olympic mùa hè ở Bắc Kinh 2008 và Olympic mùa đông ở Vancouver, Canada 2010) được thay đổi mẫu mã tùy theo thành phố tổ chức Olympics và xu hướng của mỗi thập kỷ.
Hành trình rước đuốc thỉnh thoảng đi chung với chủ đề – Rome 1960: Cuộc rước đuốc cổ đại, Mexico City ’68: Cuộc rước đuốc đến Thế Giới Mới, Seoul ’88: Hòa bình và Phát triển.
Phương tiện di chuyển cũng khá kì lạ: trên băng, Oslo 1952, dưới nước, Mexico ’68, Sydney 2000, được đưa lên trời – bằng máy bay Concorde (máy bay nhanh gấp hai lần tốc độ âm thanh), Albertville ’92, qua vệ tinh, Montreal ’76, nhảy dù, Lillehammer ’94. Và ngọn đuốc không có lửa, đã được lên không gian, 2 lần, Atlanta ’96 và Sydney 2000. Canô, tàu hơi nước, xe ngựa, lạc đà, với nhiều vận động viên và người danh tiếng tham gia.
Ngọn lửa đôi khi cũng tắt một cách tình cờ trên đường đi, và rõ ràng “họ thường thích giữ bí mật hơn” – Barker. Và trong trường hợp lửa tắt, thì ngọn đuốc vẫn có thể thắp lại bởi ngọn lửa đặc biệt được dự phòng từ đỉnh Olympia được mang theo cuộc hành trình (trong ngọn đèn bão). Kể cả khi mà ngày đầy mây có thể đe dọa buổi lễ thắp lửa lấy từ Mặt Trời trên đỉnh Olympia, người ta vẫn chuẩn bị nhiều ngọn lửa đề phòng từ những lần tập thắp lửa trong những ngày trước buổi lễ thật sự.
Người sáng lập phong trào Olympic hiện đại, Pierre de Coubertin hy vọng ngọn đuốc Olympic sẽ “theo đuổi con đường của nó qua năm tháng, tăng tình hữu nghị giữa các quốc gia, cho những phần tốt của nhân loại sẽ luôn đầy nhiệt huyết, quả cảm và thuần khiết”.
30 kì Olympic đã qua, đối với những người cầm đuốc như Barker, biểu tượng đó vô cùng quan trọng. “Khi đến lượt bạn mang trên mình ngọn lửa ấy, bạn sẽ có những suy nghĩ với nhiều cảm xúc, những suy nghĩ về những người tranh đấu trong Olympics, Jesse Owens, những anh hùng vĩ đại như Steve Redgrave”. “Bạn cảm thấy như bạn là một phần của Olympic bởi bạn đã giúp đưa ngọn lửa tới sân vận động. Nó vô cùng đặc biệt, vô cùng ý nghĩa.”
Đình Thanh dịch (theo BBC)
S Communications