Những Khoảng Trời Xuân

Mùa xuân, nhắc đến nó hẳn ta chỉ dung nó là một mùa đẹp nhất trong bốn mùa. Mùa cho những yêu thương, mùa cho những tươi vui cuộc sống. Thấy vậy mà…

Đâu đó cần có những yêu thương…

Ngày 30 Tết, tôi vẫn quen với việc đi lễ chùa cùng mẹ, cái chùa khuất lấp sau hàng tre tươi mát. Năm nay lại khác hẳn mọi năm. Chùa có sự xuất hiện của mấy chú tiểu, có đứa chỉ mới chập chững tập đi, đứa thì tầm năm sáu tuổi. Hỏi ra mới hiểu đây là những đứa trẻ mồ côi, mà sư cô nhận nuôi. Nói là nhân nuôi chứ thật ra là những đứa trẻ bị ba mẹ nó để lại trước cổng chùa, có đứa thì lại được sư nhận nuôi khi vừa mới lọt lòng khỏi mẹ nơi bệnh viện nồng nặc mùi thuốc sát trùng. Những ánh mặt ngây thơ, lóng lánh cần lắm những vòng tay ấm áp, cần tình thương cha mẹ. Đặc biệt là trong cái mùa đoàn viên này. Ánh mặt như đi len lỏi trong người tôi. Một nỗi chạnh lòng, một nỗi buồn man mác, nỗi thương cảm và những trách cứ cho đấng sinh thành ấy. Dẫu có khó khăn nhưng sao lại đành bỏ lại con mình khi nó còn chưa nhớ rõ được khuôn mặt của ba mẹ mình.

"Tết năm nay con muốn được gì” – Câu hỏi suông miệng tôi chợt thốt lên khi bắt gặp ánh nhìn thân thương của mấy chú tiểu.

“Con muốn được ăn Tết cùng ba mẹ con, nhưng con cũng không nhớ ba mẹ con ở đâu nữa” – thằng nhóc lớn nhất trong những đứa trẻ được sư cô nhận nuôi trả lời.

Tôi thấy sao buồn quá… Nhưng ngược lại cái tôi nhận được là một nụ cười. Nụ cười của thằng nhóc làm tôi bất ngờ. Là em đang cố gượng cười để giấu đi những mất mát em phải gánh? Hay em đang cố giấu đi nỗi tủi thân mình phải chịu? Không. Em còn quá nhỏ để hiểu thế nào là là mất mát, là tủi thân. Câu nói ấy, nụ cười ấy có lẽ xuất phát từ tâm hồn ngây thơ của một đứa bé đang cần lắm những yêu thương. Dù nhỏ nhưng em vẫn biết mình cần có ba, có mẹ, có một gia đình. Cớ tại sao người ta lại nở bỏ lại con mình như vậy? Là khó khăn, là nghèo khổ? Hay là cái kết không viên mãn của một cuộc tình lỡ lầm? Qua nhiều câu hỏi mâu thuẫn trong trí óc khiến tôi nứt lòng. Thiết nghĩ, nếu không có những tổ ấm yêu thương nơi cửa phật thế này, những đứa trẻ thơ ấy biết nương tựa vào đâu?

phan-hoi-bai-viet-li-xi-tet-lam-sao-cho-phai-dung-lam-hu-tre

Phải chăng ngày Tết cũng là một ngày như bao ngày?

Ngồi nhâm nhi ly cà phê bên dòng người ngược xuôi qua lại bên chợ hoa. Tôi chợt nghe câu nói vui của tụi bạn: “Tết bây giờ chẳng còn vui như lúc nhỏ”. Tôi khá ngạc nhiên: “Tại sao không vui?”. Tất thảy không ai trả lời được câu hỏi đó. Phải chăng càng lớn ta càng quên đi ý nghĩa thật sự của những ngày Tết. Cuộc sống bộn bề bây giờ làm ta mãi chạy đua theo danh vọng, tiền bạc, chạy theo những thứ sa hoa, phù phiếm mà vứt bỏ đi những ý nghĩa thực sự của cuộc sống, đặc biệt là vào những ngày tết thế này. Tiền bạc có thể mua được nhiều thứ nào có mua được tình thân, tình cảm. Danh vọng cho ta một địa vị xã hội trong khi gia đình đã cho ta tất thảy những gì họ có. Mọi thứ trong cuộc sống đều cần đánh đổi để được nhận lại trong khi gia đình cho ta mọi thứ nhưng có khi nào đòi lại thứ gì. Tết là chuỗi ngày đoàn viên, là thời gian cho yêu thương, cho giây phút xum vầy. Nếu khi xưa, Tết đến bên ta lúc còn thơ bé, chưa nghĩ ngợi nhiều. Tết với ta chỉ là thời gian được bên ba mẹ, được cho li xì, được ăn bánh mứt, chỉ như vậy là đủ. Vậy đến bây giờ, khi đã bắt đầu bước ra đời, bắt đầu tự bươn trải. Phải chăng vòng xoáy nhộn nhịp của cuộc sống làm ta quên đi cái khái niệm ngày Tết. Ngày Tết giờ đây quá đổi nhạt nhẽo? Nó chẳng khác gì một ngày chủ nhật để ta nghỉ ngơi sau chuỗi ngày bận rộn. Tết là để yêu thương. Nếu cho Tết là nhàm chán, vậy sao ta không làm những điều thật ý nghĩa bên gia đình, bạn bè thay vì ngồi bệt ở ghế sofa dán mắt vào cái TV cho qua ngày tháng. Hãy tạo cho mình một ngày Tết đúng nghĩa. Đừng ngại bày tỏ tình cảm của bản thân vào những ngày đặc biệt này. Ngày Tết sẽ thật ý nghĩa nếu ta biết trân trọng nó.

Gia-tri-nhan-van-phep-nhiem-mau-cho-quang-cao-Tet-3

Tết là để về nhà

Còn ít giờ nữa là đến giao thừa mà tôi vẫn thấy cảnh xô bồ nơi bến xe. Tấp nập, chen lấn, già nhỏ lớn bé, ai ai cũng giành cho mình được vé về quê đoàn tụ gia đình. Những khuôn mặt mệt mỏi, vật vờ của những cụ già lớn tuổi. Những ánh mắt lờ đờ sau mấy giờ chen chút của mấy đứa trẻ đang tựa đầu vào bố mẹ. Cả những nụ cười hạnh phúc của mọi người khi trên tay cầm được vé xe về nhà. Cái khung cảnh tưởng chừng quá đổi bình thường ấy nhưng lòng tôi ấm lạ. Cảnh của gia đình đoàn viên, cảnh của những đứa con xa quê được về với gia đình. Những người mẹ, người cha, người anh chị được về xum hợp với gia đình. Còn hạnh phúc nào hơn là cái Tết chỉ cần có đầy đủ người thân quanh quần bên mâm cơm Tết, cùng nhau rôm rả bên nồi bánh chưng hì hụt khói. Các cụ, các ông tha hồ kể lại chuyện ngày xưa bên tách trà nóng ấm đến nứt lòng. Các cô, các mợ đủ chuyện để nói dưới góc bếp. Chuyện đời, xã hội thì đã có các cậu, các chú góp vui bên những ly bia cuối năm mát lạnh. Tết là vậy, luôn ấm áp tình thân. Tết đã đi sâu vào tâm hồn những con người đất Việt. Nó là động lực, là thúc giục đưa để gia đình sát lại gần nhau, là lúc yêu thương đông đầy. Giữa những ồn ào, xô bồ đó, con người ta cũng cảm thấy nhẹ người, ấm áp hơn cả. Tết sẽ còn gì là ý nghĩa nếu như không có gia đình kề cận. Tết là để về nhà. Tạm gác đi công việc, nỗi buồn và hãy nâng niu những phút giây khi ta ở bên gia đình yêu thương.

Những mùa xuân thầm lặng

5

Chợ hoa đã yên ả, nhường chỗ lại cho thời khắc giao thừa thiêng liêng. Ấy vậy mà tôi lại thấy được những mùa xuân thiêng liêng khác – những mùa xuân âm thầm. Là cô lao công đang quét dọn lại tàn cuộc của những ngày chợ hoa tấp nập người giờ chỉ toàn rác và bụi. Khi dòng người đã tề tựu bên nhau trong giây phút cuối năm, vẫn còn những con người hi sinh thầm lặng. Những còn đường sạch trơn ta thấy vào ngày đầu năm có được sạch đến vậy nếu không có người lao công. Với tôi, mùa xuân đẹp nhờ có những mùa xuân âm thầm như vậy. Những giọt mồ hôi đang đổ xuống nhưng trên khuôn miệng vẫn niềm nở nụ cười. Cảm ơn những mùa xuân âm thầm. Nó không chỉ là vì công việc, nó là cả một tấm lòng, là cả một trách nhiệm. Trách nhiệm thiêng liêng và vô cùng cao cả.

Lại là giây phút giao thừa. Bên hiên nhà cửa đang đóng, tôi chợt thấy một dáng người gầy guộc mái tóc đã bạc, co ro bên cái áo ấm đã rách. Trên tay bà cụ còn nắm chặt xấp vé số. Người bà đang run lên vì lạnh. Lại gần với bà, tôi lặng người. Nhìn kĩ hơn bà đang đi chân đất, bàn tay nhăn nhúm. Trong bà không ai không khỏi bồi hồi. “Tết với bà cũng như một ngày bình thường, chẳng qua là vé số bán được nhiều hơn. Gia đình bà chẳng còn ai”. Mua vội hai tờ vé số rồi bước đi. Chẳng qua tôi không muốn nhìn thấy những bất hạnh mà con người ta phải chịu. Câu nói của bà cụ làm tôi nhớ mãi. Nhớ đến những bất công mà cuộc sống ban phát. Nhớ những khó khăn mà nhiều người còn phải gánh lấy. Nhìn lại bản thân tôi cảm thấy mình còn hạnh phúc hơn nhường người. Phải chăng Tết lúc nào người ta cũng được xum vầy cùng gia đình, cũng được hưởng trọn những yêu thương như thế. Một người đâu nào có thể làm nên một mùa xuân tươi đẹp. Hãy hành động, hãy cùng nhau tạo nên một mùa xuân tươi đẹp. Không chỉ cho bạn mà cho cả mọi người xung quanh. Bởi lẽ, Tết là để cho đi. Tết là yêu thương

Tết không đơn thuần là một ngày lễ, không đơn thuần là lúc ta được nghỉ ngơi sau một năm dài bươn chải cuộc sống. Tết là để yêu thương. Có thể hôm nay ta hạnh phúc, vui vẻ nhưng chưa chắc ngày mai cũng sẽ suôn sẻ. Ngại ngần chi không để ngày tết thêm ý nghĩa, không chỉ cho bạn, cho gia đình, mà cho cả cuộc sống xung quanh. Mỗi chúng ta là một mảnh ghép cho sắc xuân tươi đẹp. Hãy chung tay làm nên một mùa xuân mầu nhiệm tràn đầy yêu thương.

Hoàng Duy
S Communications
www.UEHenter.com