Phóng sự: 48 tiếng trong tù

Theo chân đoàn thực hiện chương trình “Hành trình của niềm tin”, chúng tôi có mặt tại trại giam Thủ Đức (huyện Hàm Tân, Bình Thuận) để sẵn sàng cho những trải nghiệm kì lạ và gặp gỡ những mảnh đời rất khác.
 Ở nơi chỉ có 3 loại người
Chiếc xe chầm chậm đi vào khu vực biệt lập của trại giam Thủ Đức, nắng hè miền Trung càng làm cho những bóng áo sọc đen-trắng đang lao động trên đường trở nên nổi bật. Mỗi lần chúng tôi đi ngang qua, họ lại đứng dậy giơ tay chào: “Chào cán bộ, chào quý khách”. Ở đây, ngoài cán bộ và quý khách, là loại người thứ 3: phạm nhân, mà trước khi vào đây, có thể họ đã từng là bác sĩ, kĩ sư, sinh viên, học sinh…
Khác xa với hình dung, khung cảnh ở đây khiến tôi có một liên tưởng hơi lãng mạn: một “ngôi làng xì trum” người nào việc nấy: người tỉa cây, người canh cổng, người tập hát, người cắt tóc, người kè kè cuốn sổ quản lí của đội tự quản… Trại giam Thủ Đức rộng ngút ngàn 48.000 ha không chỉ có những rừng bạc hà và khu giam giữ mà còn có đủ loại địa hình: ao hồ sông suối, đồng bằng và núi non với những thắng cảnh trên khắp Việt Nam như đền Hùng, hồ Hoàn Kiếm, chùa Thiên Mụ… Cán bộ Thành giải thích: “Những phạm nhân chấp hành tốt đều được tạo điều kiện để được tiếp tục những công việc chuyên môn đúng sở trường như ngoài xã hội, những công trình ở đây đều một tay do phạm nhân thực hiện: người thiết kế, người xây dựng, người trang trí” Được biết, đến dịp lễ, các anh chị phạm nhân phấn đấu và thi đua tốt còn được lên thắp hương trên đền Hùng, chùa Thiên Mụ…
  Chuyện về những người trẻ mặc áo sọc đen.
Mồ côi bố, Phương Ngọc (sinh năm 1992) sống thiếu tình cảm từ nhỏ vì mẹ bỏ nhả đi liên miên. Kể từ ngày mẹ bị bắt vì tội vận chuyển ma túy năm 2006, cô bạn bắt đầu kiểu sống “buông tự do”: bỏ học ngang lớp 5 và theo đám bạn phiêu bạt giang hồ. Cho đến năm 2011, Ngọc được “gặp lại” mẹ trong hoàn cảnh rớt nước mắt: mẹ con Ngọc được xếp cùng phân trại 1 (trại giam Thủ Đức), được nhìn thấy nhau trong lúc xếp hàng buổi sáng chứ cũng ít có điều kiện gặp gỡ, nói chuyện. 
Còn đối với Mỹ Dung, những ngày trong trại lại giúp bạn học thêm nghề mới: biên đạo múa. Với kinh nghiệm từ những lần làm đạo diễn cho “đoàn nghệ thuật” cấp lớp từ thời còn học ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Dung làm trưởng đội văn nghệ trại giam từ 2 năm nay. Ở trong trại, phần lớn các bài hát mới, các động tác múa Dung học lỏm qua tivi rồi chỉ lại cho các anh chị cùng đội. Cũng có những “học sinh cá biệt”, như em Minh Thư (Điện Biên) thời gian đầu quả quyết không chịu hợp tác, Dung phải dùng đủ chiêu nặng nhẹ để “cảm hóa” học sinh: tỉ tê tâm sự, mua quà bánh, ưu tiên đưa em ra góc riêng, một kèm một… Đến bây giờ, thì Thư đã là diễn viên múa đẹp nhất đội. Dung tâm sự: “Vì em ấy rất giống mình ngày trước: tuổi trẻ nông nổi, và rất “lì”, nên chỉ thấy thương chứ không hề trách”
 Những ước mơ hướng thiện
Cải tạo tốt, và có những đóng góp tích cực cho phong trào văn hóa văn nghệ, Dung đã được giảm án 2 lần và sẽ được ra trại trước Tết. Với thành tích dẫn dắt đội văn nghệ trại giam Thủ Đức đoạt giải II toàn đoàn trong liên hoan ca-múa-nhạc dành cho phạm nhân toàn quốc Tiếng hát tình đời 2010, Dung đang nuôi hi vọng sẽ tìm được một công việc tốt phù hợp với đam mê nghệ thuật sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
Những ngày đầu trong đội sản xuất của trại giam, với đôi tay chỉ biết “đốt thuốc” và “rú ga” không quen xếp thịt cá bò vào khuôn, P. Ngọc phải nhờ các chị cùng tổ xắn tay làm phụ mới kịp chỉ tiêu. Dần, cô bạn quen tay và chỉ mất 5 giờ để hoàn thành chỉ tiêu 7kg cá/1 ngày, thời gian còn lại Ngọc lên thư viện đọc sách hoặc giúp các chị khác. Ngọc chia sẻ: “Giờ mới biết lao động không chán như em từng nghĩ, đã hết muốn nghĩ tới “đập đá” hay đua xe, chỉ mong ngày trở về để kiếm một công việc ổn định…”.
Cô bạn còn say sưa chia sẻ với chúng tôi dự án 4 năm mà bạn ấp ủ: “2 năm đầu đi làm mướn kiếm vốn lận lưng, chờ ngày mẹ ra tù 2 mẹ con sẽ góp sức mở tiệm tạp hóa nhỏ ở nhà hoặc đẩy xe trái cây đi bán. Sớm tối có mẹ con quây quần bên nhau, vui hơn nhiều.” Tôi tin rồi những dự định kia sẽ trở thành sự thật, vì người ta còn trẻ, còn biết ước mơ và tâm hồn còn đẹp lắm.
***
Có những chuyến hành trình kì lạ và thật đặc biệt: đi, để trải nghiệm và cảm nhận niềm hạnh phúc khi được trở về. Và bài học đắt giá: “Tuổi trẻ thì đẹp nhưng dễ vỡ, phải ráng giữ gìn, đừng để nó rơi”
“Phải chi em từng được ba mẹ trò chuyện như anh” 
 Một lần anh chạy xe đi canh gác, ngang qua một rừng cao su nơi các phạm nhân đang làm việc, anh gặp một phạm nhân trẻ tuổi (c 18). Có lẽ cậu ấy va mi vào đây nên còn e ngại lắm. Anh cố gắng gần gũi, khoác vai cậu ấy, trò chuyện nhiều về nhng s thích cá nhân. Sau một hồi thì cậu ấy cũng m lòng và hai anh em ngồi xuống tâm s nhiều hơn. Nghe kể mi biết rằng ba mẹ của cậu đã li dị, cậu theo sống vi bố. Cậu đã phạm tội giết người trong một lần nóng giận không kiềm chế được bản thân mình.
Anh khuyên cậu ấy: “Dù hoàn cảnh gia đình em, và nhng gì đã xảy ra có thế nào đi na thì bây gi em cũng phải cố gắng cải tạo thật tốt, chng minh vi cuộc đi và người thân rằng em luôn muốn làm một con người tốt. Khi nào gặp bất c vấn đề gì cần tâm s thì c tìm đến anh cũng như nhng người quản giáo đây”
Kết thúc cuộc trò chuyện, cậu ấy nói vi anh một câu mà khiến anh nh mãi: “Phải chi em tng được ba mẹ trò chuyện vi mình như anh thì có lẽ em đã không phải vào đây”. Anh nhận ra, gia đình luôn là nơi giáo dục và giáo dưỡng quan trọng nhất của một con người. Nếu mỗi người chúng ta đều ln lên t nhng gia đình hạnh phúc, có cha mẹ quan tâm con cái thì có khi xã hội đã không cần đến nhng trại giam và nhng người quản giáo như tụi anh.
Anh Nguyễn Đắc Đô, Phó bí thư Đoàn cơ sở, quản giáo tại trại giam kể.
Mình không muốn mẹ lên thăm
Vì sợ đường xa vất vả, mẹ lại thêm mệt. Một lần mình nghe được tin hàng xóm nói rằng mẹ bị bệnh về tim. Vài lần lên thăm mình nhưng không nghe mẹ nói dù mình có hỏi thăm. Mình biết mẹ không muốn mình lo lắng.
Ba mẹ mình đã li dị. Mẹ bán tạp hoá nuôi mình và chị hai ăn học. Trước đây mình học hết lp 9 rồi nghỉ học, theo đám bạn trong xóm ăn chơi. Mình đi chơi nhiều đến mc không còn ai nh tên khai sinh của mình na, họ chỉ nh đến cái biệt vốn nổi tiếng “phá làng phá xóm” của mình là Báo.
Khi vào đây mình t biết thân đã phạm tội nên cố gắng lao động, cải tạo thật tốt mong được giảm án, sm về vi gia đình. Mình tng làm qua nhiều công việc như làm cá khô, cá ướt, cạo mũ cao su. Phạm nhân vào đây thường được giao công việc đúng s trường và mong muốn. Mình vốn thích cắt tóc nhưng phân trại mình đã có người làm việc đó rồi.
Chỉ còn 3 tuần na là mình sẽ được mãn hạn tù, về vi mẹ. Mẹ ha nếu về chịu khó học nghề cắt tóc đàng hoàng thì mẹ sẽ cho tiền m một tiệm cắt tóc nhỏ. Mình cũng không ước mơ gì xa xôi, chỉ mong được như vậy và kiếm đủ tiền để cha bệnh cho mẹ.
(Tâm s của một phạm nhân 19 tuổi)
Thực hiện: MINH ĐỨC- DUY MINH 
THÁNG 6- 2012