2. Thực hiện những thao tác ban đầu trên giao diện
– Import những đối tượng ngoài video/ảnh tĩnh/audio: đó là text, colormatte (hình màu đơn sắc),… Còn nhiều nữa nhưng ở đây mình chỉ quan tâm tới 2 đối tượng cơ bản như trên.
Lưu ý: sau khi chọn tạo các đói tượng như trên, nó sẽ “đứng ngang hàng” với video/ảnh tĩnh, tức là chịu những hiệu ứng giống nhau và thao tác giống nhau.
– Bảng Effect Control:
Ở bảng EC, có các thành phần sau:
- Motion: tập hợp các chuyển động theo chiều dọc (288) và theo chiều ngang (360). Khi tăng thông số bên trái, đối tượng (Video/ảnh tĩnh) sẽ di chuyển sang phải trên vùng xem trước và ngược lại; khi tăng giá trị bên phải thì đối tượng dịch chuyển xuống dưới. (Tăng hay giảm bằng cách đưa chuột vào và kéo sang phải, sang trái, lên trên hoặc xuống dưới; trường hợp đối tượng quá nhỏ thì chúng ta điền thông số vào để tiết kiệm thời gian)
- Scale: phóng lớn, thu nhỏ đối tượng
- Rotation: xoay
- Anchor Point: vị trí của tâm
- Anti – Flicker: chúng ta không cần quan tâm
- Opacity: độ trong suốt của đối tượng. Trong đó có Blend Mode là chế độ hòa trộn (giống trong photoshop)
– Bảng Hiệu ứng và chuyển cảnh:
+ Bảng hiệu ứng:
Ở đây có rất nhiều hiệu ứng, trong đó các bạn nên quan tâm đến các hiệu ứng màu để đổ màu cho video sao cho đẹp
+ Bảng chuyển cảnh: khi bấm và nút tam giác trước Video Transition là các hiệu ứng chuyển cảnh.
Trong đó các bạn chú ý vào hiệu ứng thứ 2 là Dissolve có các hiệu ứng thông dụng.
– Phân biệt 2 khung hiển thị đối tượng trên giao diện:
Có 2 khung hiển thị trên giao diện, vì vậy bạn cần phân biệt nó.
+ Khung bên trái: là khung xem trước đối tượng, ví dụ như xem trước video/audio/ảnh tĩnh gốc để đưa vào thao tác và cắt ghép.
Cần lưu ý các thành phần trên khung xem trước như sau:
Đưa đối tượng vào khung xem trước như thế nào?
-> Bên khu vực project, sau khi đã import file vào bạn chọn video/ảnh tĩnh/audio kéo thả vào khu vực source (xem trước). Nếu video đã biên tập rồi thì bạn đưa xuống timeline, nếu chưa thì có thể cắt đi những đoạn không cần thiết bằng nút:
Trong đó nút bên trái là chọn vị trí đầu, bên phải quy định vị trí cuối.
Một Video có 2 thành phần: hình ảnh và âm thanh, được hiển thị riêng biệt, nếu chỉ lấy một trong hai thì sau khi biên tập xong, bạn kích trái chuột vào biểu tượng bên trái (hình dưới) để lấy hình ảnh, biểu tượng chiếc loa bên phải để lấy âm thanh.
+ Khung hình bên phải: Là khung xem trước những đối tượng đang được thao tác ở dưới thanh timeline, những gì mà sản phẩm sẽ thể hiện lên. Trong đó lưu ý các đối tượng nhỏ sau:
– Thanh công cụ: ở đây các bạn chỉ cần lưu ý đến 2 thành phần quan trọng là Di chuyển (phím tắt V) và cắt (phím tắt C)
+ Di chuyển: bạn chọn hình mủi tên. Chọn đối tượng cần di chuyển trên timeline và rê chuột tới vị trí mong muốn
+ Cắt: Trường hợp những đối tượng sau khi đưa xuống timeline mà mình chưa vừa ý thì có thể cắt bớt trên chính timeline. Chọn hình có dao lam (C), di chuyển đầu đọc đến vị trí cần cắt và click chuột.
– Thanh timeline: thanh timeline là quan trọng nhất. Ở đây là nơi sẽ thực hiện đa số các thao tác từ lúc làm cho đến khi xuất file. Di chuyển đối tượng xuống thanh timeline bằng cách: ở khu vực project bạn kéo thả đối tượng xuống timeline, Video/ảnh tĩnh ở track video, âm thanh thì kéo xuống track Audio. Hoặc ở khu vực source, các đối tượng đữ được biên tập cũng làm thao tác tương tự. Như vậy, đối tượng kéo xuống thanh timeline gồm có: video, ảnh tĩnh, audio; những đối tượng đó có thể được kéo từ khu vực Project hoặc Source.
Trên hình, mình đã kéo một video mang tên “2.AVI” vào track Video, âm thanh mang tên “You and I – Inst.MP3″ xuống track audio.
Video không thể kéo xuống track audio được và ngược lại!
Ở thanh timeline, AP mặc định là 3 track video và 3 track Audio. Track ở đây tương đương với Layer trong Photoshop, bạn có thể thêm , bớt, xóa. Nhiều track chồng lên nhau tương ứng với nhiều layer chồng lên nhau trong Photoshop.
Các bạn chú ý thành phần bên trái timeline:
+ Biểu tượng có hình con mắt: là hiển thị hay không hiển thị track.
+ Thời gian: phần số màu vàng trên cùng là vị trí đầu đọc
+ Nút có hình thoi nhỏ nhỏ đen đen là KEYFRAME (mình sẽ nói sau).
– Trần Linh Tâm –
– Kỹ thuật viên STV –
S Communications
www.uehenter.com