Với teen sáng tạo, học nghề gì để thành công?

Đại học từng là mục tiêu của nhiều học sinh. Tuy nhiên, đối với những teen đam mê sáng tạo muốn theo học ngành học sáng tạo tại một trường đại học danh tiếng là niềm mơ ước. Cuộc sống mang đến cho bạn biết bao lựa chọn, tương ứng là biết bao cơ hội vươn tới thành công trong nghề nghiệp mà mình đam mê. Một trong những cơ hội đó mang tên Multimedia, cùng khám phá nhé!

Khám phá ngôi trường của những… chuyên gia Mỹ thuật đa phương tiện

Với quan điểm học để làm được nghề, có được thu nhập ngay trong khi học và có nhiều cơ hội thành công trong nghề nghiệp khi ra trường, trường Đào tạo Mỹ Thuật Đa phương tiện FPT Arena chuyên đào tạo các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực Mutilmedia.

Đừng tròn mắt khi biết rằng học tại FPT Arena nghĩa là bạn là sinh viên của ngôi trường đầu tiên triển khai chương trình Multimedia tại Việt Nam nhé! Bật mí: Được thành lập vào tháng 7-2004, FPT-Arena là trường đầu tiên đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện và cũng là trường đầu tiên triển khai chương trình AMSP của Arena Ấn Độ tại Việt Nam đấy!

FPT Arena trực thuộc Đại học FPT. Các sinh viên của Trường Đào tạo Mỹ Thuật Đa phương tiện FPT Arena không chỉ có được một môi trường học tập lý tưởng để phát huy tối đa sự năng động và sáng tạo, mà còn được hướng dẫn bởi những giảng viên giàu kinh nghiệm. Các bạn cũng được trường giới thiệu các dự án vừa sức và tạo điều kiện cho các bạn sử dụng các trang thiết bị sẵn có để hoàn thành sản phẩm của mình. Đây là cơ hội để các sinh viên ứng dụng những kiến thức đào tạo vào ngay thực tế và có nguồn thu nhập trong quá trình theo học tại trường.

Ngoài thời gian học và thực hành với các môn học chính khoá trong 4 học kỳ (tương đương với hai năm học), các sinh viên FPT Arena còn có nhiều dịp “bùng nổ” với những hoạt động phong trào, hoạt động ngoại khoá sôi nổi. Những sự kiện đã gắn liền với tên tuổi FPT Arena như triển lãm Cứ làm đi, các dịp lễ hội Halloween, rồi chương trình ngoại khoá New Designer’s Survival Kit, bao gồm những buổi hội thảo chuyên ngành, các hội thảo liên quan đến thiết kế, giúp các sinh viên được nghiên cứu và thực hành những kiến thức chuyên môn đặc thù của ngành… Tất cả những hoạt động đó mang đến cho sinh viên của trường nhiều cơ hội được thử sức với đam mê, tích luỹ kỹ năng mềm và tạo dựng nhiều mối quan hệ giúp ích cho học tập cũng như công việc sau này.

“Dân” Multimedia đừng lăn tăn về cơ hội việc làm

Học – thực hành và có việc làm ngay – đó là điều đầu tiên mà các sinh viên FPT Arena kể về ngành Multimedia của mình. Trải nghiệm học kỳ đầu tiên, sinh viên ngành Multimedia không chỉ làm quen với các khái niệm cơ bản về máy tính, mỹ thuật đa phương tiện và internet mà được trang bị các kỹ năng và kiến thức về đồ hoạ, xuất bản truyền thông, xử lý ảnh phục vụ in ấn và web. Với những kiến thức “dằn túi” cực kỳ thiết thực và bổ ích sau học kỳ đầu tiên tại FPT Arena, các sinh viên có thể đảm nhận vị trí nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế dàn trang, biên tập ảnh số hoặc trở thành giám đốc sáng tạo, làm việc tại các công ty quảng cáo, các công ty thiết kế.

Mọi thứ quanh ta đều được thiết kế

Với những mem mong muốn trở thành một Web Designer chuyên nghiệp, thì học kỳ hai với những môn học chuyên sâu về thiết kế web chắc chắn sẽ khiến bạn hào hứng. Bạn có thể làm việc trong lĩnh vực thiết kế web với các vị trí “ngon lành” như Quản trị website cho một công ty, thiết kế giao diện web hoặc trở thành những nghệ sĩ hoạt hình cho web.

Hấp dẫn hơn nữa là ngay từ năm nhất, các sinh viên của FPT Arena hoàn toàn có thể thử sức với những project do trường giới thiệu hoặc những công việc bán thời gian phù hợp với ngành học của mình. Chẳng hạn như với Lê Thanh Tùng – cựu sinh viên FPT Arena hiện đang là Giám đốc Sáng tạo Creativebay JSC, Tùng đã kể rằng không khó để anh có thể tìm được những công việc part-time với thu nhập ổn định và cơ hội “rèn tay nghề” ngay từ học kỳ đầu tiên, sau những môn học về đồ hoạ. Cũng như Tùng, phần lớn sinh viên ngành Multimedia tại FPT Arena đều trở thành các Graphic Designer làm việc freelance (tự do) cho các công ty truyền thông, in ấn, quảng cáo hoặc làm việc trong lĩnh vực thiết kế Website.

Riêng với những ai đam mê làm việc trong các lĩnh vực điện ảnh, truyền hình thì học kỳ Digital Film Making zoom sâu vào lĩnh vực biên tập âm thanh, video… sẽ là một bước ngoặt quan trọng đấy nhé! Học kỳ này, bạn sẽ có được các kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích.

Chân dung nhà thiết kế

Từ kinh nghiệm thực tế của mình trong quá trình học tập tại FPT Arena, bạn Nguyễn Trung Kiên – tốt nghiệp FPT Arena năm 2009, hiện đang là Motion Graphic Designer của HVT3 kể: “Với mình, học kỳ ba là học kỳ thú vị nhất, bởi vì khi đó mình được học về cách làm kịch bản, biên tập video – những công việc của một nhà biên tập phim, video –  công việc mà mình mơ ước từ lúc còn là học sinh. Ngoài ra, đây cũng là học kỳ đầy ắp những idea sáng tạo, từ cách xây dựng nhân vật, dựng mô hình, cách xây dựng nhân vật hoạt hình 3D đến những kỹ xảo hình ảnh, làm hậu kỳ… Bản thân mình, sau những môn học thú vị đó, mình có đủ tự tin để nhận công việc phụ trách thiết kế hình hiệu, clip quảng cáo… cho một số công ty truyền thông”.

Thêm vào đó, “dân” Multimedia còn có một cơ hội nghề nghiệp hết sức mới mẻ và hấp dẫn: làm phim hoạt hình 3D. Trong thời gian qua, có khá nhiều bộ phim hoạt hình do các teen Việt nhà mình sản xuất thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Trong số đó, phải kể đến những tác phẩm phim hoạt hình 3D của các sinh viên FPT Arena, như phim Bão, Island on the cloud…  Đây cũng là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp cần có nhiều nhân lực trong thời gian sắp tới và hứa hẹn mang đến cho các bạn trẻ mức lương khởi điểm hấp dẫn.

Tóm lại, ngay sau mỗi học kỳ, sinh viên ngành Multimedia có thể thoả sức tìm thêm những công việc part-time để “thực hành”, áp dụng những kiến thức mà mình vừa học được. Đừng “lăn tăn” về việc mình sẽ tìm việc làm thêm ở đâu nhé!

Nhiều Designer bị nhà tuyển dụng “săn đón”

Hiện nay, hàng loạt nhà tuyển dụng uy tín đã tìm đến FPT Arena để “săn” nhân viên làm fulltime cũng như freelance đấy. Tiêu biểu như Công ty DFT tuyển Thiết kế đồ họa, Công ty CP tư vấn chiến lược Marketing NEPO tuyển Freelance Designer, Time Universal tuyển thiết kế Website, DIGISUN tuyển nhân viên kỹ xảo điện ảnh, dựng phim, SUNNET tuyển Game designer, Gameloft tuyển thiết kế đồ họa 3D…

Chúng tôi là những nhà thiết kế trẻ

Một khi đã có chuyên môn và kỹ năng về Multimedia, bạn có cả một thế giới cơ hội nghề nghiệp. Thêm vào đó, những sinh viên ngành multimedia có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng theo mọi cách. Bạn có thể trở thành người đứng đầu, với những vị trí hấp dẫn như Giám đốc Mỹ thuật, Giám đốc sáng tạo, chuyên viên thiết kế quảng cáo sản phẩm… hoặc có thể làm bất cứ việc gì mà bạn yêu thích trong các lĩnh vực Thiết kế in ấn – Xuất bản, Quảng cáo – Xây dựng thương hiệu, dựng các video clip phim quảng cáo, thiết kế website, trang trí nội thất… Thực tế, nhiều sinh viên Tốt nghiệp ngành Multimedia của trường FPT Arena đã trở thành nguồn nhân lực về đồ hoạ chủ lực tại những công ty, tập đoàn nổi tiếng như Digital Works, Sparx…. hoặc được các nhà tuyển dụng uy tín như Đài truyền hình HTV, VTV đánh giá rất cao đấy nhé!

Ngoài ra, nếu muốn tiếp tục học lên để lấy bằng cử nhân đại học, sinh viên FPT-Arena có thể học liên thông tại các trường ĐH trong nước và nước ngoài. Bấy nhiêu đó đã đủ để bạn thấy con đường tương lai của mình đã mở ra tươi sáng như thế nào chưa?

Khi theo học tại trường đại học mà ngành học bạn chọn không đúng sở thích và đam mê của bạn chắc chắn nhiều bạn sẽ chán nản và không đạt được kết quả như ý muốn. Và cũng sẽ có không ít bạn băn khoăn liệu ngành đang theo học mình thật sự không yêu thích lắm để rồi sau đó ngậm ngùi nhận ra rằng mình đã “thất bại” khi theo đuổi một lĩnh vực mà ngay từ đầu đã không phải là mối đam mê của mình. Vậy thì hãy lựa chọn cho mình một lối đi riêng, bắt đầu bằng việc chọn trường, chọn ngành đúng với niềm đam mê nhé! Hãy tin rằng nếu dám lựa chọn cho riêng mình một con đường khác ngoài con đường ĐH, CĐ và dám đi theo đúng đam mê, thành công trong nghề nghiệp sẽ đến với bạn.

www.uehenter.com
S Communications